Ly nước mía siêu sạch thơm ngon, ngọt miệng sẽ thật tuyệt vời nhưng nếu bạn biết được quy trình làm ra nó, bạn sẽ thay đổi suy nghĩ đấy.
Nước mía siêu sạch ngày nay không còn xa lạ trong các quán nước, quán cóc lề đường. Người ta ưa chuộng nó đơn giản bởi đây là loại nước uống thiên nhiên, ngọt nhẹ dễ uống, giá thành lại rẻ. Nhưng thực tế liệu có đúng như thế? Nước mía liệu có phải thứ đồ uống an toàn? Sự thật nằm ở đằng sau, ở quy trình ép mía siêu sạch, và ở từ chính những chiếc xe nước mía chúng ta vẫn bắt gặp hàng ngày.
Đầu tiên, hãy cùng nhìn công đoạn làm ra một ly nước mía “sạch” từ máy ép mía siêu sạch:
Quy trình ép ra một ly nước mía đem bán cho khách hàng được gói gọn trong sơ đồ sau:
Cạo vỏ mía => Ép mía => khách hàng.
Chẳng có gì đáng nói nếu chúng ta không tìm hiểu kỹ bên trong.
– Cạo vỏ mía: Ngày nay, có hẳn một “công ty” chuyên cạo sẵn vỏ mía cung cấp cho các đại lý. Đây là điều tốt. Xong bất cập ở đây là, những công nhân cạo mía bằng tay không hề có bất kỳ dụng cụ bảo hộ nào, cạo xong sẵn sàng vứt luôn xuống nền đất bẩn thỉu, lẫn cả với những cây mía chưa cạo. Ngay tại bước đầu tiên, mía đã không còn sạch nữa.
Nước mía siêu sạch từ những cây nước mía được cạo ngổn ngang
– Chuyển mía cho các đại lý: mía cạo xong được bó gọn gàng, giao chở đi các quán nước. Hoàn toàn không được che đậy, bao chắn gì. Trong khi đường xá thì tấp nập, xe cộ bụi bặm ô nhiễm.
– Mía tới tay chủ quán nước: được cho vào máy ép mía ép luôn, không được làm sạch lại một lần nữa dù có bẩn thế nào. Những cây mía cứ thế được cho vào đầu ép => kết quả là một ly nước mía “siêu sạch” được đem tới cho khách hàng.
Quy trình ép nước mía mất vệ sinh
Chưa dừng lại ở đó. Với ý tưởng sáng tạo độc đáo, tạo thêm hương vị cho mỗi ly nước mía, các chủ quán nghĩ ra đó là cho thêm vị quất vào. Điều đó là tốt nếu như những quả quất đó không có thuốc kích thích,… nhưng việc quất không phun thuốc là không thể xảy ra.
– Tại các quán nước, bạn vẫn nhìn thấy có 1 cái xô nhỏ để tráng cốc. Cái xô đó ngày tráng hàng trăm cốc nước đen ngòm từ sáng đến tối. Chỉ cần xục vào xục ra sau đó đểu ráo nước là đã rửa xong 1 ly nước mía => cực kỳ bẩn, tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm: viêm gan B, bệnh Lao,…hoặc mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
– Bày tay của người bán nước mía thì cũng không được bao bọc bằng bất kỳ dụng cụ hỗ trợ vệ sinh nào. Tay không ép mía, tay không bốc đá, tay không dọn bã mía.
– Với những vị khách không uống tại chỗ mà mang về, nước mía được cho vào một chiếc ly nhựa,ép miệng ly cẩn thận. Nhìn vào là thấy cũng an toàn vệ sinh. Nhưng đâu có biết ly nhựa dùng 1 lần hiện nay được bộ y tế lên tiếng tẩy chay vì mức độ độc hại nó mang đến.
Ép nước mía đúng là đơn giản, nhưng nhìn kỹ bên trong nó thì là cả một vấn đề nan giải cần được đưa ra giải quyết triệt để, mục tiêu đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng.
Nước mía siêu sạch “bẩn” vì máy ép mía siêu sạch:
Máy ép mía siêu sạch bản thân nó là một phát minh tiên tiến, mang lại nhiều lợi ích cho người dùng: tiết kiệm sức lao động, cho năng suất làm việc cao, tiết kiệm điện, giá rẻ nhanh chóng thu hồi vốn, an toàn cho người sử dụng hơn so với máy ép mía thường trước kia.
Không có gì chê trách nếu như các chủ quán kinh doanh vệ sinh máy ép mía thật sạch sẽ mỗi lần dùng xong. Đằng này ép ngày này qua ngày khác, không thấy cọ rửa máy ép mía, vì thế mà vi khuẩn ngày càng được nhân lên gấp bội.
=> Vì thế mà đã có trường hợp máy ép mía siêu sạch đầy giòi bọ bên trong. Một vấn nạn vì lợi nhuận mà đánh cược sức khỏe người tiêu dùng.
Xe nước mía siêu sạch làm ra ly nước mía “Sạch”
Lời khuyên mà điện máy Ngọc Lập – Nam Định dành cho các bạn:
- Hãy chú ý tới sức khỏe của bạn và người thân ngay từ hôm nay, để có một cuộc sống không lo lắng ô nhiễm, bệnh tật. Hãy là những người tiêu dùng thông minh nhất.
- Tự bảo vệ sức khỏe của mình bằng việc hãy tự tay làm những gì mình có thể làm. Đơn giản là ép mía tại nhà với máy ép nước mía mini siêu sạch.
- Chủ quán nước hãy nâng cao tinh thần nghề nghiệp, đừng mù mắt vì lợi nhuận mà làm hại đến sức khỏe người uống.